Đòi giảm lãi suất ngân hàng người vui, kẻ khóc | Trảng Bom Land.
29/09/2021 (0) Nhận xétNgành hàng như vận tải, du lịch, khách sạn… đã đưa ra đề xuất ngân hàng khoanh nợ, giảm nợ, cho vay lãi suất 2-3%/năm.
Kinh doanh lãi cũng xin giảm.
Thế nhưng, vừa qua, không chỉ các doanh nghiệp thua lỗ nặng nề do Covid-19, mà ngay cả doanh nghiệp có lãi cũng đòi ngân hàng giảm lãi suất.
Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết quý II/2021 do FiinGroup thực hiện cho thấy, nhiều ngành hàng đang kinh doanh có lãi. Cụ thể, lãi sau thuế quý II/2021 của khối ngân hàng niêm yết tăng 41%; của khối doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu tăng gần 76%; của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng 27,3%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ngành may mặc tăng 141%, của doanh nghiệp thủy sản tăng gần 26%, của doanh nghiệp chăn nuôi tăng tới 1.549%, của doanh nghiệp viễn thông tăng 310%, của doanh nghiệp công nghệ thông tin tăng 18,3%...
Mặc dù doanh nghiệp bất động sản đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất cao, song mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vẫn đề xuất ngân hàng giảm 2% lãi suất cho vay với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Một trường hợp cũng gây xôn xao tuần qua là một doanh nghiệp thủy sản “dỗi” ngân hàng vì giảm lãi suất cho vay quá ít. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng lợi nhuận 15% trong nửa đầu năm.
Lãi suất huy động không giảm khó giảm vay.
Thế nhưng, đòi hỏi ngân hàng giảm đồng loạt lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất huy động không giảm thêm là khó khả thi.
Ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc Sacombank cho hay, tổng dư nợ của Sacombank hiện nay khoảng 350.000 tỷ đồng, nếu giảm lãi suất cho vay 1% trong vòng 5-6 tháng, Ngân hàng sẽ giảm trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương 40% lợi nhuận theo kế hoạch. Mức giảm lớn như vậy khó có thể được cổ đông chấp thuận. Chính vì vậy, ông Tuệ cho hay, Sacombank sẽ chỉ giảm đối với những khách hàng thực sự khó khăn.
Còn trên mặt bằng chung, trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn ở mức 3,5-6%/năm như hiện nay, đề xuất của doanh nghiệp về việc cho vay với lãi suất 2-3%/năm hoặc giảm lãi suất 2% áp dụng với tất cả doanh nghiệp là không khả thi.
Giảm lãi suất điều hành là chưa thích hợp
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất điều hành. Đến thời điểm hiện nay, nhìn chung, mặt bằng lãi suất vẫn đang ổn định, tương đối phù hợp với diễn biến thực tế. Việc duy trì lãi suất tiền gửi như hiện nay là đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Hơn nữa, trong điều kiện thực tế hiện nay, vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, hay đúng hơn thanh khoản của các ngân hàng thương mại rất dồi dào, thể hiện qua lãi suất thị trường liên ngân hàng đang ở mức thấp. Chưa kể, cầu tín dụng của nền kinh tế chưa tăng cao trong thời điểm giãn cách xã hội. Do đó, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy việc giảm lãi suất điều hành là chưa thích hợp.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nhận xét
Đăng nhận xét