CHỦ THỂ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
18/02/2022 ( 0) Nhận xét
Đối với chủ thể kinh doanh bất động sản là cá nhân
+ Đối với cá nhân trong nước:
Công dân Việt Nam có quyền mua nhà trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1998, muốn có nhà tại TP. HCM thì phải có hộ khẩu ở TP.HCM, muốn có nhà Hà Nội thì phải có hộ khẩu Hà Nội, mà muốn có hộ khẩu TP. HCM hay Hà Nội thì lại phải có nhà ở đó. Nhà đòi hộ khẩu, hộ khẩu lại đòi nhà, nó chồng chéo lên nhau.
Như vậy nếu một người nhập cư người ta muốn có hộ khẩu TP. HCM thì phải làm gì?
Thời đó rộ lên nhiều vụ kết hôn giả, kết hôn xong rồi mua nhà -> ly hôn -> thế là có nhà. Và sau 10 năm áp dụng thì người ta thấy rằng tỷ lệ ly hôn nó nhiều quá, bởi vì kết hôn giả quá nhiều, nên người ta quyết định bỏ luật này, làm như vậy cũng là trái luật, bởi vì theo luật cư trú thì công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chúng ta ở đâu cũng được hết mà lại đi cấm như vậy thì nó không đúng.
Hiện nay, đối với công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam thì có quyền mua bất động sản trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, thì dạng người này chỉ hạn chế việc mua đất trồng lúa nước. Khi một người nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước, thì phải có điều kiện là: Người đó đang trong hộ nông nghiệp hoặc phải được xác nhận là người có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Mua đất lúa nước là phải như vậy. Tại sao nhà nước lại khống chế một trong hai điều kiện này?
Bởi vì người ta sợ mua đất trồng lúa nước nhiều quá rồi để hoang không chịu làm gì hết, và hiện nay theo cam kết của Việt Nam với thế giới thì chúng ta phải bảo tồn diện tích đất trồng lúa nước nhất định. Chính vì vậy mà trong luật đất đai có điều khoản như vậy, chỉ hạn chế với đất lúa nước thôi, còn đối với những loại khác thì công dân cư trú vẫn chuyển nhượng được bình thường.
Như vậy nếu giờ mình muốn mua đất trồng lúa nước mà không được đứng tên thì chúng ta làm gì? Có nên nhờ người khác đứng tên hộ hay không?
Có vẻ như không được ổn lắm, bởi khi nhờ đứng tên lúc mà mua, giả dụ lúc đó chỉ có 100 triệu 1 công thôi, nhưng mà biết đâu chừng 5 năm sau có một con đường dự phóng đi ngang, đất lúc đó không còn 100 triệu 1 công nữa mà là 10 tỷ 1 công, thì lúc đó chúng ta kêu cái ông mà đứng tên nhờ đó thì ổng nói thế nào?
Chắc là ổng nói “dỡn hoài”, trên thự tế có rồi nhé Anh Chị.
Cách đây hơn 1 năm có một vụ ly kỳ trên đường Luỹ Bán Bích – quận Tân Phú – TP. HCM.
Có 2 gia đình là xui gia với nhau, nhà xui gái thì ở bên Mỹ, còn xui trai thì ở Việt Nam.
Thì năm 1990, Việt Nam chúng ta không cho phép người nước ngoài đứng tên mua nhà tại Việt Nam, thì bà xui gái mới gửi tiền về cho bà xui trai mua một miếng đất trên đường Luỹ Bán Bích rất lớn mặt tiền 40m, thời điểm đó mua chỉ có 250 lượng vàng thôi, và năm 2015 thì bà xui gái bả về, bả nói với bà xui trai “ thôi bây giờ mình bán cái miếng đất này mình chia, thì bà xui trai bả mới nói là “cái này của tui mà, chia cái gì”, thế là tranh chấp mà tới năm 2020 mới giải quyết xong, hơn 5 năm. Sơ thẩm bà xui gái thua, phúc thẩm huỷ xử lại bà xui gái thắng, tốn thời gian tố tụng 5 năm và bắt trả lại đất. May mắn là bà xui gái bả còn giữ cái tờ giấy, lúc mà gửi tiền về để mua đất thì còn cái tờ giấy và xui trai viết là tôi có nhận 250 lượng vàng để tôi mua cái thửa đất của bà xui gái, cái tờ giấy đó mười mấy năm rồi bả vẫn còn giữ, may mắn quá. Nhờ tờ giấy đó mới biết là cái nguồn tiền này là nguồn tiền của bà xui gái, chứ nếu mà không chứng minh được thì coi như mất luôn rồi.
Cho nên quay trở lại trường hợp đất lúa thì chúng ta đừng có nhờ người khác đứng tên, mà chúng ta nên làm thế nào?
Chúng ta đổi mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất này không còn lúa nước nữa mà chúng ta lên vườn, tức là chuyển mục đích từ đất trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, và cái việc đổi này chúng ta không phải tốn tiền, bởi vì cả hai đều cùng một loại đất là đất nông nghiệp, chừng nào mà chuyển lên đất ở lúc đó mới tốn tiền. Thì đây là những điều chúng ta cần phải nắm rõ đối với người cư trú.
+ Đối với cá nhân nước ngoài:
Cũng là công dân Việt Nam luôn, có quốc tịch Việt Nam luôn, nhưng mà không cư trú, tức là đang ở nước ngoài thì có được mua nhà ở Việt Nam hay không?
Theo luật đất đai thì vẫn được phép mua bình thường, vẫn mua được y chang như người cư trú ở Việt Nam luôn.
Chỉ khác là đối với người không có quốc tịch Việt Nam thôi, thì với người không có quốc tịch Việt Nam muốn mua bất động sản tại đây thì chỉ được phép mua căn hộ, và căn hộ đó phải trong dự án phát triển mới, và theo luật quy định thì chỉ được phép mua không vượt quá 30% trên tổng số lượng căn hộ trên một dự án, và điều kiện mua căn hộ này là phải nhập cảnh qua Việt Nam mới được quyền mua.
Trước đây cái điều khoản này không có nhưng hiện nay đã cho phép rồi, bởi vì chúng ta nghĩ rằng cho họ mua thì họ cũng không có rinh cái nhà đi được đâu, và cho họ mua nhà thì chúng ta thu được cái ngoại tệ, rồi họ bay qua bay về thì chúng ta thu được tiền nữa, đây là quan điểm khá là thoáng.
Và ở các nước bây giờ hầu như đều cho phép rồi, VD như qua Singapore Anh Chị muốn mua bao nhiêu nhà cũng được, cho hết. Qua Hồng Kong cũng vậy, qua Mỹ cũng thế. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cho nếu khu nào chúng ta quản lý được, VD như khu đó ảnh hưởng đến kinh tế quốc phòng thì chúng ta trừ ra, cho nên hiện nay nước ta chỉ cho phép mua căn hộ chứ không cho những loại khác, nhà ở hiện hữu là người nước ngoài không được phép sở hữu.
Thì đây là về phía cá nhân.
Đối với tổ chức
+ Tổ chứ trong nước thì cũng giống như cá nhân là công dân Việt Nam, thì họ cũng được phép mua nhà như vậy nếu họ có giấy phép kinh danh, phù hợp với mục đích kinh doanh bất động sản của họ.
+ Còn đối với tổ chức nước ngoài thì họ không sở hữu, mà họ chỉ được thuê thôi. Và trong trường hợp họ sở hữu theo dàng này, họ đầu tư, thành lập một dự án nhà ở.
VD như một nhà đầu tư nước ngoài, họ vào Việt Nam kinh doanh bất động sản, họ lập một cái dự án nhà ở, họ xin Chính Phủ cho phép, hoặc xin chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép lập dự án nhà ở đó, và sau khi được phê duyệt rồi, họ có đất rồi xây nhà lên, thì cái trường hợp này là nhà ở do dự án họ tạo lập, họ được quyền sở hữu, còn ngoài trường hợp này ra thì họ chỉ được phép thuê thôi.
Thì đây là trường hợp mình chia sẻ để Anh Chị dễ hình dung.
Và điều kiện để cá nhân hoặc một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì phải có vốn pháp định là 20 tỷ, và vốn pháp định này không buộc phải chứng minh. Anh Chị kê khai thôi, còn khi nào góp đủ 20 tỷ đó là chuyện của Anh Chị, nó thoáng hơn trước đây.
Thì đây là những điều kiện về chủ thể.
Trảng Bom Land nhận mua bán ký gửi, Review Quảng Cáo BĐS theo yêu cầu.
Thông tin liên hệ.
Gmail: trangbomland@gmail.com
SĐT/Zalo : https://zalo.me/0933305559
Trang web: https://raovattrangbomland.com/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@trananhtutbl
Youtube: https://www.youtube.com/TrangBomLand
Fanpage: https://www.facebook.com/TrangBomLand
Nhóm Facebook: https://www.facebook.com/groups/271921607888766
Nhận xét
Đăng nhận xét