TIẾN ĐỘ SÂN BAY LONG THÀNH CHẬM: SẼ TỚI LÚC AI ĐÓ PHẢI “BAY GHẾ”

10/02/2022 (0) Nhận xét

 


Đặt giả thiết 100.000 tỉ đồng giai đoạn 1 Long Thành – mà là tiền đi vay thì cứ mỗi ngày tiến độ sân bay Long Thành chậm thì phải trả lãi 13,7 tỉ (chưa kể gốc), mỗi năm ngót 5.000 tỉ, gấp 2,5 lần ngót nửa triệu dân Lai Châu làm lụng trong cả năm 2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự “không hài lòng” và công khai phê bình cách làm việc của một số cơ quan đơn vị tại công trường về tiến độ sân bay long thành.

Đúng là không thể không sốt ruột được. Theo nghị quyết của Quốc hội, đại dự án này sẽ phải đưa vào sử dụng trong năm 2025. Nhưng giờ, đã là tháng 2.2022 mà giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn còn… chưa xong.

Cần phải nói thêm, 23.000 tỉ cho công tác GPMB đã được bố trí.

“Tiền tươi” thật đấy, nhưng GPMB thì cứ miên man ì ạch vướng trên mắc dưới suốt từ năm này qua năm khác.

Chúng ta đã có những bài học tiến độ rất đau, rất đắt, rất xót ruột.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông chẳng hạn. Chỉ vì chậm tiến độ cả thập kỷ, tổng vốn đầu tư từ 552 triệu USD đã đội vốn lên đến 891,92 triệu USD. Tính tổng các khoản vay mỗi năm chúng ta phải trả hơn 650 tỉ đồng. Tính ra, mỗi ngày mất đứt 2,4 tỉ.

Đặt giả thiết nếu 100.000 tỉ đồng cho giai đoạn 1 Dự án Long Thành mà là tiền đi vay thì cứ mỗi ngày chậm tiến độ, Dự án siêu sân bay này phải trả lãi 13,7 tỉ, mỗi năm ngót 5.000 tỉ, gấp 2,5 lần ngót nửa triệu dân Lai Châu làm lụng trong cả năm 2021.

Mà đó là chưa kể gốc. Mà chỉ là phép tính trên lãi suất ưu đãi nhất hiện nay.

Thủ tướng không thể hài lòng khi yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị phải làm rõ việc, rõ trách nhiệm, chậm ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm.

Và ông nói thế này: Ai không làm được thì đứng ra một bên cho người khác làm.

Còn nhớ vào tháng 7.2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi thị sát dự án Long Thành cũng đã từng nói “Số vốn 23.000 tỉ cho GPMB là rất lớn, cần có biện pháp quyết liệt cho công tác này. Ai không làm thì đứng qua một bên, để những người khác làm”.

2 nhiệm kỳ thủ tướng đều đã có những chuyến thị sát công trường, đều đã có những chỉ đạo sâu sát và không ít quyết liệt.

Nhưng 2 năm đã qua rồi và giờ GPMB vẫn chưa xong.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này đã không ngẫu nhiên nhắc tới cái tên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khi ACV hiện đang nhận nhiều dự án cảng hàng không trong khi nguồn lực, thời gian có hạn và kinh nghiệm không nhiều.

Có lẽ, rồi sẽ đến lúc Thủ tướng “hỏi thăm” cái ghế của ai đó. Chứ kiên nhẫn nào cũng chỉ có giới hạn. Khi mà đồng nghĩa với sự chậm trễ tiến độ là tiền bạc, là lãng phí rất nhiều tiền bạc.

tiến độ sân bay long thành

Bộ Giao thông Vận tải lập Ban chỉ đạo triển khai Dự án Sân bay quốc tế Long Thành

Ban chỉ đạo vừa được Bộ trưởng Bộ GTVT thành lập này có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Quyết định số 192/QĐ – BGTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 1.

Ban chỉ đạo do ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT làm trưởng ban; ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm Phó trưởng ban thường trực; thành viên là lãnh đạo các đơn vị liên quan trong ngành GTVT như Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Vụ Kế hoạch và đầu tư, Vụ PPP, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, cảng vụ hàng không miền Nam… và Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo Quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 11/11/2020 và Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban chỉ đạo được giao thường xuyên kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Dự án theo thẩm quyền của Bộ GTVT hoặc đề xuất với Chính phủ có giải pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ Dự án.

Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6-2015, Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ USD).

Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 2 dự án là dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 1/1/2020 với tổng mức đầu tư là 4.664,89 triệu USD, thời gian thực hiện từ năm 2020-2025 gồm 4 dự án thành phần. Lễ khởi công đã được tổ chức vào tháng 1/2021, phấn đấu hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1. Tuy nhiên, tiến độ triển khai đang chậm so với kế hoạch.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có công văn yêu cầu ACV đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng và sớm khởi công các hạng mục công trình; đồng thời khẩn trương xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, chỉ đạo các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và liên danh nhà thầu thi công xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để thống nhất triển khai, đảm bảo chất lượng Dự án theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Đối với gói thầu san nền, Bộ GTVT yêu cầu ACV triển khai thi công nhiều mũi đồng thời; chịu trách nhiệm đảm bảo công tác san nền để không thiếu mặt bằng làm ảnh hưởng đến triển khai các hạng mục, công trình. Kiên quyết thay thế các nhà thầu yếu kém, thiết kế/thi công chậm tiến độ.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok